Nội thất Hòa Phát » Các loại gỗ công nghiệp được ứng dụng phổ biến hiện nay
Hiện nay, gỗ công nghiệp đang được ứng dụng phổ biến trong thiết kế, thi công nội thất. Với ưu điểm có tính thẩm mỹ cao, dễ thi công, không bị cong vênh, mối mọt… Loại gỗ này đang nhận được sự quan tâm và đánh giá cao từ phía người sử dụng. Vậy, bạn đã biết các loại gỗ công nghiệp nào được yêu thích nhất hay chưa? Hãy cùng noithathoaphat.info.vn khám phá qua nội dung bài viết ngay sau đây nhé!
Nội Dung
Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ của cây cao su, bạch đàn, keo
Gỗ công nghiệp Melamine Faced Chipboard (MFC) được sản xuất từ gỗ của cây cao su, bạch đàn, keo… Sau đó, đơn vị sản xuất sẽ băm nhỏ tạo thành các dăm gỗ, kết hợp với keo rồi ép để tạo độ dày.
Gỗ MFC hoàn toàn không sử dụng tạp chất. phế phẩm, đảm bảo độ bền và thẩm mỹ cao. Hiện nay, gỗ MFC đang được ứng dụng rộng rãi trong đồ gỗ nội thất như bàn, tủ, giường…
MFC hiện đang được sử dụng rộng rãi trong đồ gỗ nội thất như giường, tủ, bàn, vách ngăn…
Gỗ công nghiệp MDF thường được sử dụng để tạo ra tủ, bàn, giường
Gỗ công nghiệp Medium Density Fiberboard (MDF) có nguyên liệu và công nghệ sản xuất như Melamine Faced Chipboard (MFC). Tuy nhiên, gỗ MDF sẽ được xay nhuyễn thành sợi cho nên chất lượng rất đảm bảo.
Hiện nay, MDF được phân thành hai loại đó là MDF thường và MDF chống ẩm. Phụ thuộc vào ngân sách và mục đích sử dụng mà bạn sẽ chọn loại gỗ MDF phù hợp. Tương tự như gỗ MFC, gỗ MDF được sử dụng rộng rãi để tạo ra tủ, bàn, giường…
>> Tham khảo thêm: Bàn làm việc gỗ công nghiệp Hòa Phát
Gỗ HDF được sản xuất từ bột gỗ của gỗ tự nhiên
High Density Fiberboard (HDF) là một trong các loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ bột gỗ của gỗ tự nhiên. Sau khi trải qua công nghệ xử lý hiện đại sẽ được trộn với chất phụ gia giúp gỗ HDF trở nên cứng cáp và chống được sự tấn công của mối mọt, côn trùng. Tiếp theo, hỗn hợp gỗ HDF và keo sẽ được ép dưới áp suất cao 850 – 870kg/cm2. Trung bình, mỗi tấm gỗ HDF sẽ có độ dày 6mm – 24mm và kích thước 2000mm x 2400mm.
Để gia tăng tính thẩm mỹ cho gỗ HDF, người ta sẽ đưa sang dây chuyền cắt theo kích thước định hình của từng loại nội thất, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt thường được làm từ Melamine mang đến màu sắc đẹp, đảm bảo độ bóng và trong suốt.
Hiện nay, gỗ HDF được ứng dụng cho nội thất trong nhà lẫn ngoài trời. Đáp ứng được tính ổn định về chất lượng, khả năng chịu nước tốt, màu sắc đẹp vì vậy HDF được sử dụng nhiều nhất để sản xuất sàn gỗ.
Gỗ Plywood có khả năng chịu lực tốt
Nói về khả năng chịu lực tốt chắc chắn phải kể đến gỗ Plywood. Gỗ Plywood được ép từ những miếng gỗ thật được lạng mỏng, sau đó sẽ ép ngang, ép dọc trái chiều nhau để gia tăng tính chịu lực cho sản phẩm.
Trên thực tế, gỗ Plywood có khả năng chịu lực tốt hơn gỗ công nghiệp MDF, MFC. Khác với các dòng gỗ công nghiệp khác, gỗ Plywood được tạo veneer để tăng tính thẩm mỹ sau đó mới sơn PU để làm bóng, chống ẩm và trầy xước.
Nguyên liệu chính để sản xuất gỗ ghép thanh là gỗ rừng trồng
Gỗ ghép thanh được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Trải qua quá trình hấp sấy hiện đại, gỗ ghép thanh sẽ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà rồi phủ sơn trang trí.
Với độ bền và chắc chắn cao, gỗ ghép thanh được ứng dụng trong việc trang trí trong xây dựng, đóng đồ nội thất.
Ván gỗ nhựa là vật liệu mới, được tổng hợp từ bột gỗ và nhựa (có thể sử dụng nhựa PVC, HDPE, PP, ABS,…). Ngoài nhựa và bột gỗ, ván gỗ nhựa còn có thể sử dụng thêm một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ.
Với lợi thế dễ uốn và cố định tạo nên những đường cong lớn. Vì vậy, ván gỗ nhựa thường được ứng dụng để làm vật liệu trong thiết kế nội thất nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng kho.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn có thêm hiểu biết về các loại gỗ công nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng nội thất được sản xuất từ chất liệu này, xin vui lòng liên hệ với Nội thất Hòa Phát TPHCM theo địa chỉ https://noithathoaphat.info.vn/ để được hỗ trợ nhanh chóng.
noithathoaphat.info.vn
2,618,000 đ
1,700,000 đ
1,485,000 đ
670,000 đ
616,000 đ
740,000 đ
960,000 đ
740,000 đ
960,000 đ
520,000 đ
598,000 đ
10,500,000 đ
13,200,000 đ
3,565,000 đ
3,743,250 đ
2,820,000 đ
3,087,000 đ
3,450,000 đ
3,840,000 đ
2,750,000 đ
3,107,000 đ
2,245,000 đ
2,535,000 đ